Kính phản quang

Kính phản quang

Mô tả

Kala© Kính Phản Quang là dòng sản phẩm kính phẳng được phủ trên bề mặt một lớp phản quang bằng oxit kim loại. Lớp phản quang này có tác dụng giảm luồng nhiệt dư thừa và độ chói sáng, cân bằng những ánh sáng thông thường và ngăn chặn tia UV gây hại cho con người.

Kính phản quang

Ứng dụng

- Ứng dụng cho các mặt dựng công trình cao ốc, cửa mặt tiền, cửa sổ, mái vòm…

- Ngày nay, người ta thường dùng Kính phản quang ghép với kính trong hay một số kính khác để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho các công trình.

Kính phản quang

Ưu điểm

- Đặc tính cách nhiệt, cách âm:

+ Nhiệt lượng truyền qua kính phản quang sẽ bị giảm đi gần 40% khi truyền từ bên ngoài vào, và giảm 21% nhiệt lượng không khí trong các tòa nhà cao tầng.
+ Chính nhờ đặc tính bức xạ nhiệt này mà kính phản quang được dùng phổ biến làm của sổ, mái kính, vách kính thay cho những bức tường hấp thụ nhiệt khi tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời.

- Đặc tính an toàn:

+ Đặc điểm nổi bật của loại kính này là khả năng phản xạ ánh sáng, các tia sáng truyền qua kính đều giảm độ chói lóa, và các tia UV bị phản xạ lại, không có khả năng truyền qua lớp kính. Đây chính là đặc điểm tiêu biểu thu hút ở loại kính này.
+ Kính phản quang là một loại kính phẳng thông thường, chỉ phủ thêm lớp phản quang bề mặt nên ta có thể sử dụng kính cường lực phủ phản quang hay ghép dán thành kính dán an toàn, hội tụ đầy đủ các đặc tính an toàn của hai loại kính này. Khi kính bị bể vỡ sẽ vụn thành các mảnh nhỏ li ti không gây tổn thương đến người sử dụng.

- Tính thẩm mỹ cao:

+ Kính phản quang rất đa dạng về chủng loại (kính phản quang thường, phản quang tôi, dán…) phổ biến là kính phản quang phủ cứng và kính phản quang phủ mềm.
+ Màu sắc của kính rất đa dạng, đặc biệt màu kính có thể thay đổi khi ghép các loại kính có màu sắc và độ dày khác nhau giúp đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng khó tính về yêu cầu mỹ thuật. Ngày nay Kính phản quang được sử dụng cho các mặt dựng công trình ngày càng nhiều, tạo cho các công trình một nét nổi bật hẳn so với các vật liệu khác.

Danh mục sản phẩm:

- Kính phản quang phủ cứng:

Kính được phủ cứng bằng phương pháp nhiệt phân. Trong quá trình luyện kính, ở giai đoạn nung kính trong lò 1200 độ C, kính được phủ một lớp hợp chất phù hợp và tạo nên kính có độ bền vĩnh viễn, có thể cắt, gia nhiệt hay uốn cong dễ dàng.

- Kính phản quang phủ mềm:

Kính được phủ lớp mỏng kim loại lên bề mặt bằng phương pháp phủ chân không. Khác biệt với phủ cứng, kính phản quang phủ mềm dễ bị trầy xước và bong tróc, không có độ bền cao như phủ cứng. Đặc biệt là kính phủ mềm không thể áp dụng gia nhiệt hay cắt gọt phức tạp.

Đặc điểm kỹ thuật:

- Kính phản quang có thể bị nhạt màu khi nó qua quá trình xử lý nhiệt

- Màu sắc của kính phản quang sẽ thay đổi khi ghép với các loại kính có màu sắc và độ dày khác nhau.

Các chú ý khi dùng kính phản quang:

- Kính phản quang hấp thụ và phản chiếu lượng nhiệt rất lớn, khi tiếp xúc quá lâu với nhiệt lượng lớn như thế, kính dễ bị rạn nứt do hiệu ứng nhiệt, các chuyên gia sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích khi lựa chọn kính phù hợp với môi trường nhà hay doanh nghiệp của bạn; bạn cũng có thể kết hợp sử dụng kính gia nhiệt, kính cường lực hay kính dán an toàn sẽ đảm bảo được độ bền của kính, tránh rạn nứt.

- Nên sử dụng kính phủ cứng ở bề mặt dựng hoặc nếu dùng kính phủ mềm thì nên quay mặt phản quang vào bên trong.

- Tránh sử dụng kính phản quang phủ mềm nơi ra vào hay nơi tiếp xúc nhiều người để tránh trầy xước.

- Không nên lắp đặt kính phản quang khi các góc cạnh bị hỏng.

- Nên sử dụng kính phản quang cường lực ở những tầng cao, vì những tầng cao hơn tiếp xúc ánh nắng sáng nhiều hơn.

- Không nên để rèm, màn che hay đồ đạc,.. chạm trực tiếp hoặc quá gần kính, vì lượng nhiệt lớn có thể gây hỏng đồ đạc hoặc gây cháy đối với vải che, nên tạo khoảng trống đủ lớn cho sự khuyếch tán nhiệt.

- Tránh để thông gió điều hòa vào bề mặt kính, khi nhiệt lượng nóng bên ngoài gặp lạnh của gió điều hòa sẽ gây nứt vỡ. Không sơn hoặc dán giấy trang trí lên bề mặt kính.